À vâng Sony, Đại đế. Cái biệt danh đẻ ra từ cái thời ngàn vàng khi mà thằng này còn là một đứa nhóc hỉ mủi chưa sạch (hoặc có khi còn sớm hơn thế nữa). Nhưng dù có nói thế nào thì trong mảng chơi Âm thanh này, tiếng tăm của hãng cũng không phải vừa, nhất là mảng IEM của họ. MDR-EX1000? IER-M7, M9 hay thậm chí là dòng tai flagship IER-Z1R... Tất cả đều là những con tai nghe mà cho đến thời điểm này, vẫn còn được nhắc tới nhiều trong cộng đồng.
Tất nhiên thằng này cũng không phải là ngoại lệ, dù sao thì em vẫn hàng ngày vừa cắm con Sony IER-Z1R vừa viết mấy cái bài blog này cho các bác đây, nhưng thôi, vào chủ đề chính.

Chắc cũng không có gì lạ với những ai đọc bài viết này với việc Sony đã dồn kha khá nhân lực vào mảng TWS (Tai không dây) của họ. Và kết quả cũng không phải tồi. WH-1000XM3/XM4 (Headphone) hay WF-1000XM3 (IEM)... là một trong những ví dụ về những con tai mà nhiều người sẽ xem xét nhét vào giỏ hàng của họ khi tìm mua một con TWS mới.
Và Với WH-1000XM4 được ra mắt vào năm ngoái, không có gì ngạc nhiên khi đến lượt dòng tai TWS IEM của Sony được nhận đối đãi tương tự.
Giờ trong khi các trang review khác đưa cho mọi người nhận định về những tính năng như chống ồn chủ động, cảm ứng v..v. Những ai biết bản chất của blog này cũng hiểu câu hỏi chính em muốn tìm hiểu ở đây là gì rồi: Con Sony WF-1000XM4 tiếng nghe ra sao?

Trước khi đọc bài viết, nếu đây là lần đầu vào trang của các bác, xin hãy đọc trước bài này trước khi đưa ra bình luận về bài biết của em.

Lưu ý cho những ai mới đọc trang: Bài viết này thiên cực kì mạnh về chất âm tai nghe, những ai muốn tìm hiểu những tính năng khác như chống ồn chủ động... Rất tiếc là em sẽ không bàn tới nó nhiều ở đây. Có hàng chục reviewer khác cho phần đó nên các bác có thể tìm hiểu, còn em sẽ chỉ tập trung vào chuyên môn.

Bài viết này đã có bản tiếng Anh tại đây, thường em sẽ khuyên đọc bài đó hơn nếu các bác có khả năng vì một số thuật ngữ tiếng Anh thường khiến em gặp khó khăn khi dịch bài sang tiếng Việt.

Nếu bác nào muốn hỏi em sau bài viết này, có thể bấm vào nút dưới đây để vào Discord của em hóng trà bàn đạo :)


Thông tin:

Bài đánh giá sẽ dựa vào mẫu tai được cung cấp tại E-Earphone.


Thiết kế:

Ban đầu viết bài này em không định đưa mục này vào, nhưng do con tai này sẽ có nhiều bác tìm đến không chỉ để nghe nhạc không nên cuối cùng em cũng quyết định đưa vào.

Trước hết ta nhìn vào ảnh này:

Sony WF-1000XM4 và Sony IER-Z1R

Cho những bác nào không biết và không đọc mở đầu. Cái cục tạ bằng sắt kia là Sony IER-Z1R, nếu em không nhầm thì giá bán chuẩn ở Việt Nam là khoảng 43.000.000 VNĐ.
Nói nôm na thì trong cộng đồng ngoài việc được đánh giá cao về chất lượng âm thanh, cũng là một lượng người không nhỏ phàn nàn về độ khó chịu khi nhét con tai này vào tai. Nếu bác nào chịu khó tìm 1 tẹo cũng sẽ phát hiện ra vài ba người than không thể sử dụng con tai này quá 30 phút nhét vào tai cả.

Và đó cũng chính là lý do em so sánh con tai này với WF-1000XM4. Vì bản chất con TWS này to không kém (có khi to hơn) chính con Z1R. Ít ra đây là cái cục nhựa nên chắc sẽ không khó chịu bằng. Mặc dù vậy em khuyên các bác có tai nhỏ/vừa nên xem xét độ fit của XM4, nhất là so với một con tai có dây thì TWS không có bất kì một cái gì để choàng qua tai nhằm cân bằng trọng lượng cả.

Ít nhất thì so với XM3 cũng có cải thiện, nhưng đây chắc không phải là vấn đề mới.


Phân tích chất âm:

Lưu ý: Phần phân tích này sẽ dựa vào âm thanh gốc của tai (Aka Equalization Off). Firmware 1.1.5

Em cũng sẽ đánh giá dựa theo chế độ chống ồn chủ động do chất lượng âm thanh ổn hơn

Nhìn chung thì Sony WF-1000XM4 theo tai em có dải âm thiên hướng "Trung tính nhấn Bass". Một số bác cũng có thể cho XM4 mang dải âm thiên hướng "Trung tính thiên ấm".

Phổ tần đáp ứng của Sony WF-1000XM4 (Noise cancelling) - Có thể xem qua công cụ so sánh phổ

Em sẽ bắt đầu bằng việc phân tích cái vấn đề mà cộng đồng chơi tai đang có vấn đề nhất với con tai này: Dải treble (Dải cao).
Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người trong cộng đồng đã nghi ngờ trong những ngày đầu phổ tần đáp ứng của tai được tung ra. XM4 rơi khá là sớm ở điểm tầm 3kHz, đẫn đến việc trình bày màu âm có khả năng ngả về hướng hơi tối, thiếu năng lượng. Và nói thẳng ra thì, cái nghi ngờ này cũng không khác xa với thực tế lắm: Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc trình bày dải âm của XM4 nằm đúng ở khoảng này, nhưng với em thì em không nghĩ đây là vấn đề lớn, ít nhất với mẫu tai này.
Lấy tiêu điểm là tiếng Cymbal và Hi-hat để kiểm tra dải âm này đi, thì với XM4 dường như những nhạc cụ này mất hút trên sân khấu, nhưng vẫn có dư âm sau khi gõ gậy vào nên cũng không phải chết hẳn.

Vì thế, em không nghĩ XM4 là một con tai tệ sau khi nghe (một phần cũng do TWS thường được chỉnh qua DSP so với những con tai có đây, nhưng em sẽ nói sau), nhưng những dải âm khác thì được chỉnh khá ổn.

Cũng vì thế mà em cũng sẽ không nói nhiều lắm về phần này. XM4 nhìn chung nghe khá là cân bằng, có thể là hơi ngả ấm. Giọng ca nam/nữ (ít nhất với mẫu này) hơi tiến một tẹo, nhưng vừa đủ để không cảm thấy quá đà. Nhiều bác sẽ thấy hài lòng với mảng này của con XM3 mặc dù nếu là em thì em sẽ tăng dải upper-mid lên khoảng 2 - 3dB. Dải bass được làm rất gọn, và cũng không hề lấn sang các dải khác do bass shelf dâng từ khoảng 250Hz trở xuống với khoảng roll off tầm 50Hz khá là hợp lý. Tiếng bass đánh khá sâu, và có độ rền.
Nhìn chung em thấy XM4 hợp với loại đàn dây kéo như Violin, Cello. Nhưng nhạc cụ khí như Sáo thì không ổn bằng - cũng không phải là quá tệ.

Chuyển sang phần kỹ thuật thì em có thể thấy hướng trình bày âm thanh mà Sony hướng đến với con tai này ra sao: mượt, dễ chịu. Nốt nhạc tan có vẻ hơi chậm, tạo nên một cảm giác mượt mà mà nhiều người có thể chịu được trong một thời gian nghe dài. Nhưng trái lại thì hệ quả của điều này là WF-1000XM4 bị mất điểm về độ chi tiết.
Nói thế chứ đây là 1 con TWS nên cũng không phải là vấn đề lớn lắm.

Ngoài ra đó thì WF-1000XM4 làm ổn về mặt âm trường/âm hình. Sân khấu trình bày âm có một cảm giác khá là sâu, và các nhạc cụ được bóc tách khá rõ ràng. Nhưng tiếc là thiếu chút độ rộng để em coi âm trường con tai này đạt mốc "trên trung bình".

Một con tai TWS khá ổn, trừ một việc...

Bị vượt mặt bởi WF-1000XM3 về độ cuốn:

Note: Đừng hỏi tại sao em lại dịch kiểu này, gốc bản tiếng Anh em ghi là "Engagement factor" nhưng trong tiếng Việt em không tìm ra được vốn từ tương ứng.
Dù sao thì tiếp tục nào.
Sony WF-1000XM4 vs Sony WF-1000XM3 (chuẩn hóa tại 1000Hz) - có thể xem qua cộng cụ so sánh phổ

Nếu phải kể lý do mà em sẽ coi WF-1000XM3 tốt hơn bản hậu kế của nó, thì chỉ đơn thuần là XM3 là một con tai nghe vui tai hơn thôi:

  • Dải bass của XM3 có thêm lực, và rền rõ hơn so với XM4.
  • Dải cao của XM3 có sự hiện diện ổn hơn XM3
  • XM3 thể hiện nốt rõ hơn về mặt chi tiết và chính xác hơn tẹo về mặt tái tạo vị trí nhạc cụ. (Cái này em nghe thêm 1 con XM4 để kiểm tra rồi)

Trong cả ba thì trong khi em thấy vài người có vấn đề với dải cao của con XM4. Em thấy không hài lòng hơn về mảng kỹ thuật, nhưng bỏ qua.

Thế này tức là sao?

Trước hết thì em không nói ra những điều này để nói là XM4 là một con tai tệ. Nhưng với những bác nào đang tính nâng cấp mà lại thích chất âm của XM3, em khuyên nên để ý những đặc điểm này trước. Trừ khi bác EQ được XM4 sang XM3 vì bản chất 2 con tai này đều qua DSP cả mà...

Nhắc đến vụ đó thì...

Equalization:

Note: Với những bác nào không quen barem đánh giá tai của em. Thì em thường không bao giờ chấm điểm tai dựa trên việc EQ cả (Trừ dòng tai như iSine của Audeze nhưng đó là chuyện khác), nên đừng ngạc nhiên khi thấy tổng kết lại em đánh giá chất âm tai ngược lại so với cảm nhận sau khi EQ tai.

Cứ coi cái này như thông tin ngoài lề đi, các bác muốn đọc hay không cũng được.

Cơ bản là vì Sony có App/chương trình để tùy biến tính năng tai nghe của mình, em quyết định dùng nó để kiểm tra hiệu năng App, mà cũng một phần khác là do em chưa bao giờ dùng tính năng này với XM3 -_-.

Nhìn tổng quát thì Sony cung cấp cho người dùng bộ Equalization với 6 band âm thanh cố định (Tức chỉnh được 6 tần số, em chưa tính trị số Q của mấy cái này). Vậy nên bác nào muốn chỉnh lại âm thì cũng chỉ là chỉnh để có cái thiện nhỏ thôi, không đầy đủ như một Parametric EQ được.
Nói thế chứ Sony ném đưa cho người dùng tận 8 mẫu EQ preset để sử dụng, tức là rất nhiều.

Các preset EQ của Sony WF-1000XM3 - Có thể xem qua công cụ so sánh phổ

Thứ lỗi cho em vì nhìn hơi rồi, đây là nguyên 8 cái preset mà. Nếu bác nào muốn kiểm tra riêng từng cái một có thể sử dụng cộng cụ so sánh phổ tai của trang. Nhưng với bài viết này em sẽ chỉ ra bên dưới cho dễ nhìn hơn.

  • Đỏ Excited
  • Xanh: Bright
  • Tím: Speech
  • Xanh da trời: Mellow
  • Vàng: Relaxed
  • Xanh: Vocal
  • Xanh nước biển: Bass Boost
  • Cam: Treble Boost

Em sẽ tốn rất nhiều thời gian để nói về từng cái một nên cho phép em lược đi một nửa, bao gồm 4 preset tệ nhất cho việc nghe nhạc theo gu của em: Speech, Mellow, Relaxed, và Vocal.
3 preset đầu tiên trong danh sách này khiên cho màu âm chuyển theo hướng khá đục, còn cái cuối thì không hẳn là đục nhưng trình bày giọng ca nghe cực kì ồm.

Ngoài cái đó ra thì trong những cái preset em thấy "ổn", thì có 2 preset khiên em chú ý hơn cả: Treble Boost và Bright.
Bằng một lý do nào đó em nghi Sony biết họ đang làm gì với những preset này...

Treble boost:

Preset này theo khá sát với Dải tần mục tiêu của Harman (2019), một trong nhưng dải tần mà một vài hãng tai gần đây đang dựa vào trong cách thức chỉnh dải âm. Với bác nào không quen với việc chơi âm thanh thì có thể tự tìm hiểu qua việc tìm Galaxy Buds để nghe, bản Buds nào cũng được.

Sony WF-1000XM4 (Treble boost EQ) và Samsung Galaxy Buds+ so với Harman 2019 Target (Vạch đứt) - Có thể xem qua công cụ so sánh phổ

Giờ thì, tuy có một vài đặc điểm của dải tần Harman đề ra mà em khá ưng, nhưng nó hơi quá soi động với em. Với XM4, tiếng tai nghe khá là giòn, nhiệt. Nhưng điều mà em ghét nhất của preset này là đỉnh nhọn ở dải cao (khoảng 10kHz trở lên).

Không khó để biết lý do, Preset này chỉnh band âm tại tần số 16kHz lên gần max. Hệ quả là tiếng tai có một phần hơi khó chịu giống như hồi em nghe Tin Hifi P1. Âm sắc của XM4 bây giờ cực kì sắc, và hơi quá so với một vài bài nhạc em thường nghe. Dưới đây có lẽ là một trong những trường hợp tệ nhất.

Vâng, đây là nhạc Nhật nên không phải là em không để ý đến khúc phối âm và hậu kì. Nhưng ít ra đây là một trong những ví dụ trực quan nhất em có thể đưa ra.

Nhưng bỏ qua điều đó, đây là preset em ưa nhất trong đống mà Sony cung cấp. Không phải do nó nghe hay, mà là do 8 thằng thì thằng này ổn nhất.

Bright:

Khác so với Treble boost EQ, em nghĩ thằng này không sáng bằng như cái tên của nó -_-. Dù sao thì, Preset này EQ theo hướng Diffuse Field thiên ấm hơn.

Sony WF-1000XM4 (Bright EQ) so với Diffuse Field Target (Vạch đứt) - Có thể xem qua công cụ so sánh phổ

Cái này thật ra nghe không tệ lắm mặc dù nhìn graph hơi lạch cạch. Nhưng việc upper mid bị dâng lên khiến cho giọng ca nữ nổi lên trên sân khấu nhiều hơn em muốn.

Excited và Bass boost:

Sony WF-1000XM4 (Bass boost EQ và Excited EQ) - Có thể xem qua cộng cụ so sánh phổ

Lý do em gộp chung 2 cái này lại với nhau là do: Bass.

Cả hai preset này đều khiến cho dải trầm của tai khá là nổi, nhưng cách trình bày khác nhau hẳn.

Nhưng nói thẳng ra thì, Bass boost EQ hơi quá đà. Dải bass được dâng lên khá cao và đến khi em chỉnh volume để nghe thì driver không thể nào cân được dải bass nữa thì phải. Bass đánh khá lủng củng, đồng thời có vẻ như cũng hơi méo một tẹo.

Excited thì khác một tẹo. Hệ quả của việc giảm band 400Hz và tăng band bass khiến cho tai có thêm bass thật. Nhưng vấn đề ở đây là dải cao của XM4 đã khá "vấn đề" rồi, việc tăng bass mà không để ý mảng này khiến của con tai này có cảm tưởng như bị đục thêm. Nhưng cũng không sao lắm và em cho cách xử lý bass này tốt hơn so với Bass boost nếu xét về mặt kĩ thuật - chắc hợp cho mấy ông nghe nhạc xập xình ở club.

Và cũng vì em có nghịch Manual EQ một chút nên.

Chỉnh EQ tay về dải tần mục tiêu do em thiết lập:

Sony WF-1000XM4 (Banbeucmas EQ) - Có thể xem qua công cụ so sánh phổ

Một điều khá là buồn cười với cái phổ này là đỉnh cộng hưởng của con XM4 khá là thấp, nên thành ra cả phần phổ từ 8kHz trở lên cũng khớp hẳn với target của em luôn, nhưng bỏ qua.

Với nhưng ai muốn thử, đây là số liệu em sử dụng:

Bass: 0
400Hz: 0
1000Hz: 0
2500Hz: +2
6300Hz: +4
16000Hz: 0

Cơ bản mà nói thì em không có gì phải phàn nàn nhiều lắm vì cái này do em tự chỉnh tay rồi. Nếu phải nhắc tới vấn đề gì thì cũng là do âm sắc XM4 vẫn có hiện tượng nghe hơi sắc nhưng không tệ bằng preset Treble boost.

Chắc cái cảm tưởng này nằm trong cách mà XM4 thể hiện độ tan của nốt nhạc và một phần cũng do lượng Lower-treble của tai này mà ra, nhưng em không chắc hoàn toàn với định kiến này.


Kết luận:

Với giá dự kiến về khoảng từ 5 - 8 triệu, có đáng để mua WF-1000XM4 không?

Chắc có, chẳng cũng chẳng đáng. Nhưng xét trong thị trường TWS thì em có thể nói thế này: XM4 là một con tai ổn về mặt chất âm, nhưng khi có sự hiện diện của XM3, em khó có thể khuyên mua con tai này với mục địch "cải thiện âm thanh".

Mà dù sao thì đây chỉ là ý kiến của một người chuyên chú trọng vào âm thanh, em sẽ truyền mic cho những reviewer công nghệ ở Việt Nam thuyết phục các bác mua con tai này vậy :).